Cách giúp trẻ em vượt qua hội chứng cơn miên hành khi ngủ

Gepubliceerd op 6 december 2022 om 14:19

Hội chứng cơn miên hành khi ngủ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Các bậc phụ huynh muốn con mình phát triển một cách toàn diện thì nên quan tâm đến giấc ngủ của con và tìm cách giúp trẻ vượt qua hội chứng cơn miên hành khi ngủ nhé! Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc giấc ngủ của con bạn một cách tốt nhất.

Định nghĩa của hội chứng này

Một trong những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là hội chứng cơn miên hành. Nó được hiểu là những hành động được thực hiện trong lúc ngủ và dường như là có mục đích khi trẻ đột ngột choàng dậy từ giấc ngủ sâu.

Hội chứng cơn miên hành thường xảy ra ở độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi, phổ biến nhất là ở tuổi dậy thì (12 đến 15 tuổi). Tỷ lệ mắc hội chứng cơn miên hành khoảng 15% ở trẻ em và thanh thiếu niên (bé trai nhiều hơn bé gái). Tỷ lệ mắc bệnh này ở người lớn khoảng 1-7%, nam và nữ có tỷ lệ như nhau.

Nguyên nhân của hội chứng này

Một số dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ lo lắng và chịu ảnh hưởng bởi gia đình. Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi góp phần phát triển hội chứng cơn miên hành ở trẻ là tình trạng mệt mỏi về thể chất, căng thẳng về tinh thần do sang chấn tâm lý…

Có ý kiến cho rằng, hội chứng cơn miên hành xuất hiện khi ngủ là do chu kỳ ngủ - thức không ổn định trong não. Tương ứng, cấu trúc của giấc ngủ bao gồm các chu kỳ, mỗi chu kỳ đều có giấc ngủ chậm hay còn gọi là giấc ngủ mắt không động (trong đó có 4 giai đoạn: giai đoạn 1 - ngủ chập chờn, giai đoạn 2 - ngủ nhẹ, giai đoạn 3, 4 - ngủ sâu) chiếm 75% đến 80% thời lượng giấc ngủ. Trong khi đó, giấc ngủ nhanh hay còn được gọi là giấc ngủ nhãn cầu, chiếm 20% đến 25%.

Giấc ngủ chậm tăng lên khi trẻ hoạt động thể chất, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Giấc ngủ nhanh còn giúp trẻ nhanh chóng phục hồi tinh thần và giảm sự mệt mỏi. 

Nếu bạn ngăn cản hoặc đánh thức trẻ đang trong giai đoạn ngủ nhanh sẽ dễ gây ra tình trạng đãng trí, hồi hộp, cáu gắt và kém thông minh ở trẻ. Vì vậy, hội chứng cơn miên hành sẽ xảy ra khi chu kỳ ngủ - thức trong não bị gián đoạn và kéo dài.

Các triệu chứng của hội chứng này

Trẻ mắc hội chứng cơn miên hành thường có hành động trong tình trạng hoàn toàn bất tỉnh, có thể ngồi hoặc thực hiện các cử động phức tạp như đi lại, mặc quần áo, nói chuyện, la hét,…

Khoảng thời gian thường diễn ra các cơn miên hành là từ 1 giờ sáng đến 2 giờ sáng. Lúc này trẻ dường như vô thức và tình trạng kéo dài khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn. Sau cơn miên hành trẻ có thể tiếp tục giấc ngủ, tuy nhiên sẽ không nhớ gì vào sáng hôm sau. 

Ngoài các biểu hiện trên, hội chứng cơn miên hành có thể khiến trẻ gặp phải các cơn kinh hoàng khi về đêm. Các triệu chứng của cơn kinh hoàng về đêm là trẻ em sau khi ngủ được vài giờ đột nhiên ngồi dậy, vật vã, la hét và khóc. Trẻ có biểu hiện lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, không mở mắt được. Các tiếng ồn cứ liên tục phát ra từ trẻ khi vẫn đang ngủ. Người mẹ không thể trấn tĩnh hay đánh thức trẻ, vì vậy cơn hoảng loạn này thường kéo dài 10 - 15 phút và sau đó bé ngủ thiếp đi.

Tuy nhiên, hội chứng cơn miên hành khi ngủ có thể tự khỏi khi trẻ trưởng thành. Điều này được các chuyên gia lý giải là do quá trình ổn định và phát triển của hệ thần kinh trung ương. 

Cách điều trị:

  • Tập thư giãn trước khi ngủ

Có nhiều bài tập để kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể như tập thở, yoga, giãn cơ,… Điểm chung của các bài tập này là làm ổn định nhịp tim và huyết áp, thở chậm và sâu hơn. Đồng thời tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho cơ thể lẫn tâm trí. Những thay đổi này có thể giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và hạn chế tối đa việc gặp phải hội chứng cơn miên hành.  

  • Vỗ về trẻ sau khi bị cơn miên hành

Khi phát hiện các biểu hiện của hội chứng cơn miên hành ở trẻ, các mẹ hãy bình tĩnh và không nên thúc giục bé tỉnh giấc. Hãy ân cần vuốt ve bé cho đến khi bé tỉnh dậy. Lúc này, tâm trí trẻ vẫn đang trong tình trạng không ổn định hoặc có thể bị hoảng sợ. Vì vậy, phụ huynh cần giúp trẻ trở lại giấc ngủ bình thường sau cơn miên hành bằng cách an ủi, trấn an và nhẹ nhàng bế bé lên giường. 

  • Điều trị bằng thuốc giải lo âu

Khi tình trạng co giật hay hoảng sợ xuất hiện quá nhiều trong giấc ngủ của trẻ. Các mẹ cần phải đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế theo dõi sức khỏe. Đồng thời thực hiện việc điều trị hội chứng cơn miên hành bằng các loại thuốc giải lo âu dưới sự tư vấn của các chuyên gia bác sĩ. Tuyệt đối các mẹ không được tự ý mua thuốc cho bé sử dụng mà không có sự kê đơn rõ ràng. 

Ngoài ra, bạn có thể đề phòng hội chứng cơn miên hành cho trẻ khi ngủ bằng cách: 

  • Tuyệt đối không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Xây dựng lịch trình và thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ
  • Không nên để trẻ chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề tiêu cực từ gia đình
  • Tạo nơi ngủ yên tĩnh, ấm áp cho trẻ.
  • Các sản phẩm giấc ngủ như chăn ga nệm gối phải đảm bảo vệ sinh, chất lượng và an toàn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm nệm đến từ các thương hiệu uy tín như nệm Vạn Thành 1m6, 1m8, nệm Kim Cương 1m6, 1m8 hay nệm Liên Á để chăm sóc sức khỏe giấc ngủ cho trẻ. 

Kết luận

Có thể nói, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ lại bị mắc hội chứng cơn miên hành khi ngủ. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Vì vậy, các mẹ cần phải chú ý đến sức khỏe giấc ngủ của trẻ nhiều hơn và tìm các giải pháp điều trị thích hợp khi trẻ có các biểu hiện của hội chứng cơn miên hành. 

Ngoài ra, các mẹ cần phải lựa chọn các sản phẩm nệm tốt cho giấc ngủ của trẻ như nệm bông ép Vạn Thành, nệm bông ép Kim Cương,… Một chiếc nệm chất lượng không những giúp phòng ngừa được hội chứng cơn miên hành mà còn hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Hãy đến ngay Thegioinem.com để thu thập và lựa chọn các sản phẩm nệm tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon.5

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.